Mô hình blended learning (còn gọi là học tập kết hợp) là xu hướng hiện nay trong giảng dạy tại trường học và trong đào tạo doanh nghiệp. Blended learning là gì? Những lợi ích và thách thức khi áp dụng mô hình giảng dạy này. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Mục lục
Blended learning là gì
Blended Learning là phương pháp dạy học kết hợp lớp học truyền thống và hoạt động dạy học online.
Khác với phương pháp dạy học trực tuyến, ở blended learning, hoạt động dạy học online không thay thế được việc giáo viên đứng lớp. Những công nghệ online được sử dụng để tăng cường trải nghiệm học và mở rộng tầm hiểu biết về những chủ đề nhất định.
Ví dụ: Học viên có thể chia sẻ link Video để học sinh xem tại nhà, email bài review cho giáo viên và sau đó thảo luận tại lớp.
Lợi ích và thách thức của phương pháp blended learning
Mô hình dạy học kết hợp có ưu điểm và nhược điểm gì cho cá nhân và doanh nghiệp? Sau đây là một số lợi ích và thách thức khi bạn quyết định chuyển đổi qua phương pháp đào tạo này
Lợi ích của Blended learning cho cá nhân
Quá trình học thú vị hơn
Tài liệu học thuật có thể khó hiểu (thậm chí là chán) đặc biệt là khi học sinh phải ngồi và nghe thụ động hàng giờ. Với phương pháp Blended learning, người học được tương tác trực tiếp với bài giảng đa phương tiện, chủ động hơn và thú vị hơn.
Người học chủ động kiểm soát tiến độ học của họ
Việc có thể học theo thời gian và tiến độ riêng không chỉ có ích cho học sinh sinh viên, mà đặc biệt cần thiết cho người lớn vừa học vừa làm.
Lợi ích của Blended learning cho tổ chức
Thúc đẩy nhân viên tham gia đào tạo
Việc ép buộc nhân viên tham gia các khóa đào tạo thường không hiệu quả. Theo một nghiên cứu vào năm 2019, blended learning thúc đầy nhân viên hứng thú tham gia hơn nhờ đa dạng tình huống và sử dụng các công cụ digital.
Nâng cao hiệu quả đào tạo
Một trong những mô hình blended learning phổ biến nhất hiện nay là “flipped classroom”,. Mô hình này cho phép người học tự nghiên cứu các tài liệu theo tiến độ riêng, sau đó thực hành các kiến thức và kỹ năng đó tại lớp.
Đánh giá học viên nhanh và chi tiết
Với blended learning, bạn có thể đánh giá được khả năng, kết quả và mức độ tham gia của từng học viên thông qua nhiều yếu tố: thời gian làm bài, làm bao nhiêu lần, có việc nào quá hạn không. Trong lớp học truyền thống, giảng viên sẽ mất nhiều thời gian công sức để thu thập những thông tin này. Với blended learning thì rất nhanh chóng qua hệ thống quản lý học tập (LMS). Nhờ đó giảng viên sẽ biết được học viên đã nắm bài chưa để qua bài tiếp theo.
Những thách thức của blended Learning
Ngoài những lợi ích, thì ứng dụng blended learning cũng có nhiều thách thức như:
- Đòi hỏi giáo viên phải học những kĩ năng mới
- Tài liệu bị ăn cắp nội dung
- Chi phí cao hơn.
Giảng viên cần học những kỹ năng mới
Khi tích hợp những tài liệu, bài giảng số thì giáo viên cần học cách tạo bài giảng online, giao bài cho học viên, theo dõi tiến độ và sử dụng các phần mềm, công cụ dạy trực tuyến. Nhiều công cụ khá phức tạp, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn và thời gian để học cách sử dụng.
Một vấn đề khác là khi không bị giới hạn bởi thời gian trên lớp, nhiều giáo việc thiếu kinh nghiệm sẽ giao quá nhiều bài tập cho học sinh. Điều này khiến học viên bị ngợp trong bài tập.
Tài liệu bị chia sẻ
Một thách thức khác khi dạy online là bài giảng mà bạn đã bỏ nhiều công sức soạn có thể bị chia sẻ ra khỏi giới hạn lớp học của bạn.
Chí phí cao hơn
Ngoài những chi phí như lớp học truyền thống, khi đổi qua blended learning thì trường mua những phần mềm, ứng dụng dạy học online, cũng như đầu tư những thiết bị thiết bị cho phòng học thông minh.
Bạn có thể vượt qua những thách thức này bằng cách:
- Dùng những công cụ dạy học trực tuyến dễ sử dụng
- Giải thích mô hình và mục đích của mô hình dạy học mới này cho giảng viên của bạn
- Quyết định nhu cầu giảng dạy, tính toán ngân sách và tìm những công cụ cân đối cả hai.
6 Mô hình blended learning
Sau đây là 6 mô hình blended learning phổ biến nhất hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới.
1. Mô hình Face-to-face driver
Face-to-face driver là mô hình gần nhất với lớp họp truyền thống. Trong mô hình này, dạy học online chỉ những học viên gặp khó khăn cần hỗ trợ thêm, hoặc những học viên muốn học chuyên sâu, nâng cao hơn.

2. Mô hình online driver
Mô hình online driver trái ngược với lớp học truyền thống, mô hình này hoàn toàn là đào tạo trực tuyến. Kết hợp cả phiên online trực tiếp với giảng viên, lẫn những khóa học online mà người học tự học theo tiến độ riêng. Với mô hình online driver thì không cần lớp học trực tiếp, những giảng viên có thể sắp xếp nếu cần.

3. Mô hình Online lab
Trong mô hình online lab, người học tham gia học trực tuyến tại các phòng máy chuyên dùng. Các giám sát viên học sẽ quản lý và giám sát quá trình học của học viên. Mô hình này giảm áp lực về phòng học trực tiếp, giảm số lượng giảng viên, tăng số lượng giám sát viên.
4. Mô hình Rotation
Mô hình Rotation chia lớp học ra thành nhiều nhóm với chương trình khác nhau. Một số là hoạt động học online, số khác là học tại lớp. Mô hình cho phép các học viên được học bằng phương pháp tối ưu nhất đối với họ.

5. Flipped Classroom
Có thể tóm tắt mô hình này là “học lý thuyết online, thực hành tại lớp”. Mô hình này đảo ngược các yếu tố truyền thống, thay vì học lý thuyết tại lớp thì học tại nhà, thay vì làm bài tập và thực hành tại nhà thì học viên sẽ làm ở lớp.
Những hoạt động giảng dạy của mô hình này bao gồm: thảo luận nhóm, case study, làm dự án. Vai trò của giảng viên là người hướng dẫn bằng cách trả lời các thắc mắc và hỗ trợ học viên ứng dụng những lý thuyết đã học.

6. Mô hình Flex
Mô hình Flex giúp người học chủ động kiểm soát quá trình học. Học viên có thể chuyển từ bài này sang bài khác tùy theo nhu cầu của họ. Hoạt động có thể cả online và offline. Giảng viên luôn luôn trực tuyến để giải đáp thắc mắc và hướng dẫn nếu học viên cần.

5 bước ứng dụng Blened Learning vào trường học và doanh nghiệp
Bước 1: Đặt mục tiêu giảng dạy.
Xác định mục đích và những mục tiêu tổ chức muốn đạt được với phương pháp giảng dạy này. VD: bạn muốn học viên tham gia vào bài giảng nhiều hơn, và chủ động, độc lập hơn với việc học. Hoặc bạn muốn những công cụ của phương pháp này giúp tăng tính tương tác giữa học viên với nhau.
Bước 2: Chọn một mô hình phù hợp
Dựa vào mục tiêu đã đề ra, bước tiếp theo bạn lựa chọn mô hình phù hợp nhất. Bạn có thể chọn nhiều hơn 1 công cụ, nhưng cần chuẩn bị để quản lý và duy trì chúng. Lưu ý rằng mỗi mô hình có thể đòi hỏi những công cụ và thiết kế phòng học khác nhau.
Bước 3: Chọn công cụ phù hợp để sáng tạo và truyền tải nội dung
Bạn cần một ứng dụng dạy học trực tuyến chuyên dụng để bắt đầu phần dạy online trong blended learning. Mỗi doanh nghiệp, trường học có những nhu cầu khác nhau, nhưng đều cần 2 loại công cụ: một công cụ là để tạo ra nội dung, bài giảng số và một hệ thống quản lý học tập (LMS) để giao bài và theo dõi tiến độ học viên. Cùng tìm hiểu rõ hơn 2 loại công cụ này.
Công cụ tạo nội dung
Cơ bản nhất, bạn có thể sử dụng những phần mềm miễn phí quen thuộc như: Power Point, Words để tạo bài giảng và bài tập.
Vì blended learning là dạy học với nền tảng số, để tận dụng lợi thế này, giảng viên cần sử dụng nhiều công cụ nâng cao hơn để tăng tính tương tác với học sinh như: bài giảng tương tác, quiz, video, game…
Hệ thống quản lý học tập (LMS)
LMS được sử dụng để lưu trữ tài liệu, gửi đến học viên và tạo report để biết được việc đào tạo có thành công không. Có nhiều loại LMS, một số thì chỉ có thể dùng với ecourse (khóa học trực tuyến), số khác thì dùng cho việc giảng online trực tiếp. Một số khác thì cho phép lên quản lý cả những lớp học offline.
Một số tính năng của LMS cần có:
- Khả năng sử dụng trên mọi thiết bị
- Liên kết với công cụ tạo nội dung
- Học viên dễ đăng ký
- Có đầy đủ tùy chọn khóa học online và lớp học online trực tuyến.
- Học viên có thể giao tiếp với nhau
- Tạo trò chơi học tập
- Phân tích tiến độ học tập của học viên
Ví dụ về một LMS của Việt Nam
Một vài LMS phổ biến hiện nay trên thế giới có thể kể đến:
- Dành cho trường học, học viện: Moodle, Blackboard Learn và Schoology
- Dành cho doanh nghiệp: Adobe Captivate Prime, Docebo LMS, TalentLMS, iSpring Learn và eFront
Bước 4: Thiết kế lại môi trường học tập
Bạn sẽ cần thiết kế lại lớp học phù hợp với mô hình blended learning bạn đã chọn. Bên cạnh đó, đảm bảo rằng thiết kế phòng học tổng thể sẽ thúc đẩy học viên, tăng cường động lực và tính tương tác.
Bạn có thể tham khảo thông tin về các mộ hình phòng học blended và những thiết bị dạy học trực tuyến cần thiết
Bước 5: Bắt đầu blended learning.
Lúc này bạn có thể bắt đầu lớp học blended learning. Tiếp theo là tổ chức và quản lý quá trình học. Mất ít nhất vài tuần để phương pháp học mới này đem lại kết quả.
KẾT LUẬN
Giáo dục hiệu quả là phương pháp giáo dục đặt người học làm trung tâm. Với sự phát triển của công nghệ, phương pháp Blended learning sẽ giúp trường học, doanh nghiệp thiết kế chương trình đào tạo tối ưu nhất cho học viên.
Xem thêm:
Camera dạy học trực tuyến tốt nhất 2023
Các gói thiết bị dạy học trực tuyến tại nhà tiết kiệm
So sánh Neat Board và Yealink Meeting Board – màn hình tương tác cho lớp học