Nói một cách dễ hiểu thì camera IP là những dòng camera được điều khiển và truyền tải thông qua mạng internet. Hiện nay thì camera IP được chia làm 2 loại chính, cùng tìm hiểu chi tiết nhé.
Mục lục
Camera IP là gì?
Camera wifi thường được người dùng thay thế cho tên chính thức camera IP (Internet Protocol). Bởi vì đây là dòng camera hoạt động thông qua giao thức internet. Quá trình điều khiển từ xa và truyền tải thông tin đều phải thông qua hệ thống mạng.
Khác biệt hoàn toàn so với camera analog, camera IP chỉ cần sử NVR để xử lý tín hiệu và lưu trữ với hệ thống nhiều các camera IP. Và bạn có thể sử dụng bộ xử lý NVR ở bất kỳ đâu chỉ cần nơi đó có tín hiệu wifi. Nếu bạn chỉ đơn thuần sử dụng 1 chiếc camera để bảo vệ nhà cửa thì camera IP có thể truyền thông tin trực tiếp đến các thiết bị điện thoại hay máy tính và không cần dùng đến NVR.
Nguyên lý hoạt động của camera IP
Quá trình thu và xử lý tín hiệu của camera IP được thông qua các bước sau:
- Sử dụng ống kính và bộ cảm biến âm thanh để thu dữ liệu.
- Chuyển đổi tín hiệu từ analog sang tín hiệu số thông qua ADC (thiết bị chuyển đổi Analog-to-Digital Converter).
- Giảm dung lượng dữ liệu thông qua quá trình mã hóa. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn phần này thông qua bài viết Codec là gì nhé.
- Truyền tải dữ liệu đã được xử lý bằng mạng có dây hoặc không dây đến NVR hoặc máy tính, điện thoại để xem trực tiếp.
Phân loại camera IP
Camera IP hiện nay đang được chia thành 2 dòng chính, bao gồm camera wifi và camera PoE (kết nối qua Ethernet).
Về cơ bản thì hai loại camera này không có điểm khác biệt quá lớn. Thay thì cắm dây mạng LAN thì dòng camera wifi chỉ cần kết nối internet là được. Tuy nhiên nhược điểm đó chính là kết nối mạng không dây thường kém ổn định hơn một tí.
Đối với dạng camera được kết nối bằng PoE thì khi lắp đặt cần phải nối và cắm dây mạng LAN thông qua Switch. Nhưng ưu điểm của loại này tín hiệu ổn định hơn, ít khi xảy ra tình trạng giật lag.
Dù sử dụng loại camera nào thì bạn cũng không phải mất quá nhiều thời gian đâu. Bởi vì hầu hết các đơn vị phân phối camera hiện nay đều hỗ trợ lắp đặt trọn gói. Chúng tôi – Nam Long Telecom là một ví dụ điển hình.
Ưu và nhược điểm của camera IP
Là loại camera khá đa dụng và tiện lợi trong việc lắp ráp, vận hành. Tuy nhiên dòng camera IP vẫn tồn tại khá nhiều nhược điểm so với camera analog. Cùng xem đánh giá nhé.
Ưu điểm camera IP
- Kết nối dễ dàng: Chỉ cần cắm dây mạng hoặc kết nối Wi-Fi là có thể sử dụng ngay.
- Theo dõi từ xa: Bạn có thể truy cập và xem camera ở bất kỳ đâu chỉ cần có một chiếc điện thoại kết nối internet.
- Điều khiển và lưu trữ tiện lợi: Hệ thống NVR có thể kết nối trực tiếp với nhiều camera IP, cho phép quản lý và lưu trữ video dễ dàng.
- Độ phân giải cao: Camera IP cho phép quay video với độ phân giải 720p, 1080p, 2K đến thậm chí 4K.
- Tính năng vượt trội: Hỗ trợ micro hai chiều, nhiều công nghệ cảnh báo chuyển động hiện đại và tích hợp công nghệ hồng ngoại, giúp quan sát cả ngày lẫn đêm.
- Tiết kiệm chi phí: Nếu chỉ sử dụng một camera, dòng IP là lựa chọn tốt nhất, giúp giảm chi phí so với hệ thống analog yêu cầu cáp đồng trục và bộ xử lý DVR.
Nhược điểm của camera IP
- Tín hiệu đường truyền: Đây là nhược điểm tiêu biểu của dòng camera này. Bởi tốc độ mạng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng video. Tuy nhiên, khác với những năm trước, chuẩn wifi hiện tại đang có băng thông rất cao nên có thể đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng.
- Bảo mật kém: Do là sử dụng internet để truyền tải dữ liệu, nên vấn đề bị hack rất dễ xảy ra. Bạn nên chọn những đơn vị uy tín và nhờ họ hướng dẫn cài đặt các lớp bảo mật giúp camera của bạn được an toàn hơn nhé.
- NVR kém tương thích: Khi sử dụng nhiều camera trong một hệ thống mạng. Cần phải đảm bảo các dòng camera IP phải tương thích với NVR.
Câu hỏi thường gặp (FAQ) về camera IP
Q1: Sự khác nhau khi kết nối với wifi và dây mạng là gì?
A1: Cơ bản, việc sử dụng wifi hoặc cắm dây mạng không có quá nhiều điểm khác biệt bạn nhé. Tuy nhiên nếu bạn lắp đặt camera ở khoảng cách trên dưới 100m nên dùng dây mạng (Lưu ý là nên sử dụng dây dẫn đồng có trở kháng thấp để tránh tình trạng suy hao tốc độ trong quá trình truyền tải).
Q2: Nên mua camera IP hay camera Analog?
A2: Cả hai dòng camera này đều có ưu và nhược điểm khác nhau, bạn có thể xem thêm bài viết dưới đây để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Q3: Camera IP được ra mắt khi nào?
A3: Được nghiên cứu và phát triển từ những năm 1942. Mãi cho đến tận năm 1996, dòng camera IP mới được chính thức thương mại hóa bởi thương hiệu Axis Communications.
Nam Long Telecom là đơn vị cung cấp camera IP lớn nhất Việt Nam là đối tác chiến lược của Axis thương hiệu hàng đầu thế giới về camera IP. Ngoài những sản phẩm tuyệt vời Nam long luôn chú trọng đem tới cho khách hàng những dịch vụ & hỗ trợ tốt nhất đi kèm khi khách hàng sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Thông tin liên hệ
- Hotline: 0903 05 88 77
- Email: cuong.truong@namlongtelecom.vn