Hybrid working là mô hình làm việc kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và từ xa. Tìm hiểu lợi ích, thách thức, và cách áp dụng hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.
Mục lục
Hybrid working là gì?
Hybrid working là cụm từ dùng để chỉ mô hình làm việc linh hoạt, kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa. Nhân viên có thể làm việc tại văn phòng một hoặc vài ngày trong tuần và những ngày còn lại có thể làm việc tại nhà hoặc bất kỳ đâu.
Sự phát triển của mô hình Hybrid working trong thời gian gần đây
Trước đây, hầu hết các doanh nghiệp chỉ quen với mô hình làm việc truyền thống, nơi nhân viên phải có mặt tại văn phòng từ sáng đến chiều. Tuy nhiên, với sự bùng nổ của công nghệ và đặc biệt là đại dịch COVID-19, Hybrid working đã nhanh chóng trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều doanh nghiệp.
Dẫn đầu cho xu hướng Hybrid working có thể kể đến Google đầu tiên. CEO – Sundar Pichai, ông cho biết: “3 ngày ở văn phòng là rất cần thiết đối với sự phối hợp, tương tác với đồng nghiệp. Trong khi đó, 2 ngày làm việc từ xa giúp nhân viên không tốn nhiều thời gian di chuyển”.
Và mô hình (3-2), tức là 3 ngày lại tại văn phòng và 2 ngày làm việc từ xa đang được áp dụng tại Google. Ngoài ra, Microsoft cũng cho phép nhân viên dành 50% làm việc từ xa mà không cần sự chấp thuận của cấp trên.
Những lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng mô hình Hybrid working
Mô hình Hybrid working mang đến nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và nhân viên, cùng tìm hiểu:
Tạo điều kiện cho nhân viên có môi trường làm việc tốt nhất
Mô hình Hybrid working trao cho nhân viên quyền tự do lựa chọn nơi làm việc phù hợp nhất với mình. Điều này không chỉ giúp tối ưu năng suất mà còn có tác động tích cực đến tinh thần làm việc. Khi căng thẳng và áp lực được giảm bớt, nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc và hài lòng hơn.
Đặc biệt, mô hình này đáp ứng tốt nhu cầu của thế hệ lao động trẻ như Gen Z, tạo điều kiện cho họ “chữa lành” khi cần thiết, từ đó cải thiện năng suất tổng thể.
“Work-life balance” cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Có thể hiểu đơn giản là mô hình Hybrid này tạo nên sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Nhân viên có thể làm việc linh hoạt mà vẫn giữ được sự kết nối với đồng nghiệp và văn hóa công ty.
Điều này giúp họ hạnh phúc hơn, ít cô đơn, và dễ dàng chăm sóc gia đình cũng như theo đuổi sở thích cá nhân. Hybrid working khắc phục các nhược điểm của làm việc từ xa hoàn toàn, mang lại sự linh hoạt và hài hòa.
Giữ chân nhân tài, phát triển văn hóa doanh nghiệp
Việc giữ chân nhân tài trong một thị trường lao động cạnh tranh là điều mà mọi doanh nghiệp đều mong muốn. Và khi triển khai Hybrid working, doanh nghiệp thể hiện được sự quan tâm đến phúc lợi nhân viên.
Kết quả, nhân sự sẽ cảm nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của doanh nghiệp. Điều này góp phần xây dựng lòng “trung thành” và sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Từ đó xây dựng một văn hóa doanh nghiệp bền vững.
Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
Mô hình Hybrid working giúp cắt giảm đáng kể chi phí vận hành của công ty. Từ tiền điện nước, cơ sở vật chất đến các khoản phụ cấp cho nhân viên. Rõ ràng, Hybrid working không chỉ tạo sự hài lòng cho nhân viên mà còn là cơ sở giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí vận hành hiệu quả.
Thách thức khi triển khai mô hình Hybrid working
Bên cạnh những lợi ích to lớn thì Hybrid working vẫn tồn tại một số thách thức đáng quan tâm. Mà đa phần ở đây đều đến từ ý thức nhân sự, các nhà quản trị nên tham khảo để đưa ra các giải pháp phù hợp trước khi triển khai mô hình này nhé:
Sự trung thực trong quá trình làm việc
Để có thể áp dụng mô hình Hybrid working mang đến hiệu quả tốt nhất, nhà quản trị cần trao sự tin tưởng cho nhân viên. Bởi bạn không thể biết được trong khoảng thời gian không làm việc tại văn phòng họ có thực sự đang làm việc hay không.
Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể hạn chế chứng không thể quán triệt hoàn được được. Nhân sự có thể đưa ra các chính sách làm việc tại nhà giúp giám sát và đánh giá hiệu xuất khi làm việc từ xa một cách tốt nhất.
Đồng bộ hóa công cụ và nguy cơ bảo mật
Có thể nói, đây chính là thách thức lớn nhất dành cho các doanh nghiệp vừa và lớn khi triển khai mô hình Hybrid. Bởi tất cả công cụ, ứng dụng bản quyền của doanh nghiệp sẽ không được đồng bộ hóa với máy tính cá nhân. Từ đó gây ra sự khó khăn trong quá trình làm việc.
Một trường hợp khác, nếu doanh nghiệp xây dựng một máy chủ cho phép nhân viên đăng nhập vào và làm việc trực tuyến thì lại có nguy cơ mất cắp dữ liệu. Nguyên nhân có thể đến từ việc thiết bị truy cập của nhân sự bị nhiễm virus hoặc sử dụng các phần mềm không được cấp bản quyền.
Chính vì thế, trước khi cho phép nhân viên làm việc tại nhà, cần phân quyền lại các tài khoản đăng nhập cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp để đảm bảo dữ liệu được bảo mật tuyệt đối.
Hướng dẫn cách triển khai Hybrid working đạt hiệu quả
Làm sao để triển khai mô hình Hybrid working hiệu quả đang là câu hỏi lớn được đặt ra đối với nhiều doanh nghiệp. Bạn đã biết được lợi ích vượt trội của mô hình này nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Hãy để Nam Long Telecom hướng dẫn chi tiết cách triển khai mô hình làm việc kết hợp đạt hiệu quả cao nhất.
Ban hành chính sách làm việc rõ ràng
Là một nhà quản trị, đầu tiên bạn cần xây dựng một bộ nguyên tắc làm việc từ xa và ban hành cho nhân viên được nắm rõ trước khi đưa Hybrid working vào áp dụng. Tiêu biểu như:
- Số ngày làm việc tại văn phòng và từ xa mỗi tuần
- Khung giờ làm việc và thời gian chấm công
- Những phúc lợi và thiết bị mà nhân viên được hỗ trợ khi triển khai
- Nền tảng trao đổi và báo cáo nếu có việc quan trọng cần xử lý gấp
- Chính sách bảo mật dữ liệu khi làm việc từ xa
Trên đây chỉ là một số chính sách gợi ý, các doanh nghiệp có thể xây dựng nhiều hoặc ít hơn tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh.
Tổ chức training và hướng dẫn chi tiết cho nhân sự
Doanh nghiệp cần tổ chức các buổi đào tạo để nhân viên nắm bắt kỹ năng cần thiết khi làm việc từ xa. Nhân viên cần được đào tạo để nắm bắt các kỹ năng cần thiết khi làm việc từ xa.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần hướng dẫn chi tiết cách nhân viên quản lý và truy cập dữ liệu của công ty. Tránh nguy cơ bị mất cắp dữ liệu trong quá trình làm việc gây tổn thất cho doanh nghiệp.
Công cụ, trang thiết bị hỗ trợ công việc
Ngoài việc chia sẻ các công cụ phần mềm bản quyền giúp nhân viên làm việc tại nhà nhà hiệu quả hơn. Ban quản lý cần chỉ định một số phần mềm họp trực tuyến để thường xuyên video conference trao đổi công việc. Có thể kể đến như Zoom, Microsoft Teams, Skype for business,…
Bên cạnh đó, một số thiết bị webcam hỗ trợ video conference chất lượng cao cũng nên tham khảo, đảm cuộc họp diễn ra thuận lợi.
Danh sách camera họp trực tuyến Poly chất lượng:
Kết luận
Mô hình Hybrid working hiện tại không chỉ là một xu hướng tạm thời mà sẽ trở thành một xu hướng làm việc của thời hiện đại. Doanh nghiệp nên chủ động xem xét và áp dụng mô hình này để nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút nhân tài trong thời đại mới.
Liên hệ tư vấn thiết bị Hybrid Working tại nhà
Các câu hỏi thường gặp về Hybrid working
Remote work có gì khác với Hybrid working?
Remote work hay còn được gọi là remote working, đây là chính thức làm việc hoàn toàn từ xa và không cần đến văn phòng, nó khá giống với WFH (Work From Home). Còn đối với Hybrid working thì kết hợp cả làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa. Remote work mang đến lợi ích tối đa cho cá nhân còn mô hình Hybrid cân bằng giữa lợi ích doanh nghiệp và cá nhân.
Làm thế nào để duy trì hiệu quả khi làm việc trong mô hình hybrid?
Nếu doanh nghiệp bạn đang áp dụng mô hình Hybrid, tuy nhiên bạn cảm thấy hiệu quả công việc không đạt được kết quả tốt như ở văn phòng thì nên xem lại một số tiêu chuẩn sau nhé:
- Custom không gian làm việc thoải mái nhất, hạn chế làm việc trong bóng tối hoặc thiếu sáng.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ làm việc hiệu quả như Google Workspace, Google Calendar, OneDrive, Trello, RescueTime,… Nó giúp bạn quản lý công việc tốt hơn.
- Duy trì sự giao tiếp với đồng nghiệp trong những ngày tại nhà thông qua nền tảng Zoom, Teams hay Google Meet.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp trực tuyến và cuộc họp tại văn phòng.
- Quan trọng nhất là “Phân biệt rõ thời gian làm việc và thời gian cá nhân”, tránh gây sao nhãng trong lúc làm việc.
Hybrid working liệu có phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp hay không?
Câu trả lời là KHÔNG, bởi không phải mọi doanh nghiệp đều phù hợp với Hybrid Working. Rất nhiều lĩnh vực đòi hỏi nhân sự phải có mặt mới có thể làm việc được ví dụ như Y tế, sản xuất, dịch vụ giải trí, du lịch,… Còn lại các doanh nghiệp kinh lĩnh vực khác có thể khai thác tốt mô hình Hybrid working mang lại lợi ích nhất định tổ chức.
Có những doanh nghiệp nào ở Việt Nam đã triển khai mô hình Hybrid working?
Hiện tại ở Việt Nam đã có rất nhiều doanh nghiệp trong nước và đa quốc gia triển khai mô hình Hybrid. Tập đoàn chính thống tại Việt Nam có thể kể đến FPT, Viettel, VNG, PwG,… Còn đối với các tập đoàn quốc tế có trụ sở tại Việt Nam có thể kể đến Microsoft Vietnam, Google, Unilever Vietnam,…